Góc nhìn pháp lý, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Khi nao nha dat la tai san chung cua vo va chong 2

Nội dung bài viết

Theo quy định, khi sở hữu nhà đất trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Tuy sổ hồng chỉ đứng tên 1 người nhưng khi giao dịch chuyển nhượng mua bán nhà đất, phân chia, thừa kế thì phải có sự đồng thuận từ cả vợ lẫn chồng.

Nhà đất là tài sản lớn, có giá trị cao nên việc phân chia, quyền sở hữu đã được nhà nước quy định rất rõ ràng và chi tiết

Thế nào là tài sản chung của vợ và chồng

 

Thế nào là tài sản chung của vợ chồng

Thế nào là tài sản chung của vợ chồng ?

Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã nêu rõ:

  • Được tạo ra từ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Nhà đất có thể được gọi là tài sản chung hay không ?

  • Quyền sở hữu chung nhà đất sẽ không có hiệu lực khi đó là tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng hay mua bán bằng tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
  • Ngoài những trường hợp kể trên thì nhà đất được tạo lập hoặc sở hữu trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.

Các trường hợp nhà đất là tài sản chung:

Luật pháp Việt Nam đã có quy định cụ thể về từng trường hợp mà nhà đất là tài sản chung. Tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP đã nêu rõ:

  1. Nhà là tài sản chung:

    – Được mua bằng tiền hoặc tài sản chung
    – Được nhân thừa kế, tặng cho chung.
  2. Đất là tài sản chung:

    – Đất được nhà nước giao.
    – Đất được Nhà nước cho thê.
    – Đất được chuyển nhượng.
    – Đất được nhận thừa kế, tặng cho chung.

Khi ly hôn, nhà đất là tài sản chung sẽ được phân chia ra sao ?

Tại Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được giải quyết theo thỏa thuận bằng văn bản của hai bên. Mà thông thường, tài sản chung sẽ được chia đôi.

Toà án sẽ cân nhắc và phân chia theo các yếu tố:

  • Hoàn cảnh gia đình
  • Công sức đóng góp trong thời kỳ hôn nhân.
  • Nếu 1 trong 2 bên không có nhu cầu sử dụng, bên còn lại sẽ thanh toán phần còn lại để được sở hữu toàn bộ nhà đất.

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu luật, cả hai bên sẽ tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân, cũng như hạn chế tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.

Chọn Nhà Phố – Giải pháp mua nhà an toàn

Liên hệ tư vấn miễn phí

Chọn Nhà Phố hoạt động 24/7. Sẵn sàng hỗ trợ các nhu cầu về Bất Động Sản của bạn

Compare listings

So sánh